Những hiểu lầm về kiềm dầu, giảm mụn

Xem clip tóm gọn nội dung tại: ĐÂY

@latrang.co

Hiểu lầm về k.iềm dầu, giảm mụn. Hẳn là ae nôn clip mụn nội tiết lắm rồi. Nhưng Trang muốn đi hết các vấn đề về 4 cơ chế gây mụn trước: – Tăng tiết bã nhờn – Sừng hoá cổ nang lông#ungf tham gia của vi khuẩn – V.iêm Tập này, chúng ta sẽ tập trung nói về vấn đề tăng tiết bã nhờn và những hiểu lầm về kiềm dầu giảm mụn. #mun #trimun #kiemdau #dadau #dadaumun dadtrang #learnontiktok #beautytok @Twins Skin

♬ original sound – Là Trang – Là Trang

Trang nói này, nếu bạn đã kiềm dầu, giảm mụn thất bại dù làm sạch sâu, dùng Tretinoin, uống Isotretinoin thì đừng mong Trang sẽ chỉ cho bạn một mẹo kiềm dầu “ăn xổi”. Muốn thực sự giảm dầu thì đã đến lúc bạn phải nghiêm túc tìm hiểu về bản chất của tăng tiết dầu là cái gì?

Và Trang tin là sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ tự ngẫm được những cách kiềm dầu mới lạ, độc đáo, quan trọng nhất là bền vững và không gây tác dụng phụ. Để nói về hoạt động tăng tiết bã nhờn thì có tận 3 khía cạnh cần xem xét.

3 khía cạnh cần xem xét về tăng tiết bã nhờn

Đó là tốc độ, số lượngchất lượng.

Thường thì chúng ta chỉ quan tâm đến tốc độ, tức là thấy dầu tiết nhanh thì mình kiềm dầu lại. Cũng như một cái xe ấy, đang chạy nhanh chúng ta sẽ hãm phanh để giảm tốc độ nhưng đó chỉ là yếu tố cần để dầu gây mụn.

Note: Tốc độ chỉ là yếu tố cần để dầu gây mụn.

Thế nên bây giờ chúng ta sẽ nói về yếu tố đủ. Yếu tố đủ đầu tiên là số lượng bã nhờn

Có một nghịch lýcàng nhiều mụn, càng ít tế bào bã nhờn trưởng thành.

Cụ thể, các tế bào bã nhờn sebocyte ở điều kiện bình thường sẽ trải qua một quá trình biệt hóa: từ tế bào gốc đẻ tế bào non, sau đó trở thành tế bào chín trưởng thành và chết. Rồi tụi nó sẽ giải phóng toàn bộ bã nhờn ở trong cơ thể vào ống nang lông.

Vị trí và cấu tạo từng vùng của tuyến bã nhờn

Tuy nhiên, ở điều kiện bị kích thích thì các tế bào này sẽ bị “dí đẻ” và tăng sinh một cách bất thường. Yếu tố kích thích đáng nói tới nhất là cytokine viêm, cụ thể là IL-1β hay TNF-α.

Cytokine là những phân tử truyền tin, đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp tế bào

Hiểu đơn giản thì bọn này là các “giao liên” để giúp các tế bào giao tiếp được với nhau và hơn cả, tụi nó điều chỉnh cả quá trình giao tiếp này.

Trang muốn nhấn mạnh là cytokine viêm không phải là cứ đến lúc mà có mụn viêm thì tụi nó mới hoạt động, mà tụi nó đã có mặt ngay từ quá trình đầu tiên của mụn rồi.

Sự hiện diện của C.acnes trên da luôn kích thích sự sản sinh của các cytokine gây viêm, từ giai đoạn vi nhân mụn đến giai đoạn viêm

Để anh em dễ hình dung được tầm quan trọng của cytokine thì Trang sẽ lấy ví dụ về Covid. Virus Corona làm cho một người “đi bán muối” bằng cách tạo ra bão cytokine, từ đây gây phản ứng viêm trên toàn bộ cơ thể. Thế nên ai mà thể trạng yếu gặp bão lớn thì rất là dễ đi.

Làn da cũng vậy thôi. Nền da mà yếu, nhạy cảm, tổn thương, sự điều hòa miễn dịch kém thì kiểu gì cytokine cũng hoạt động một cách ố dề và gây ra phản ứng tiêu cực.

Còn đối với tế bào bã nhờn thì những cytokine gây viêm mà lúc nãy Trang nói ấy sẽ tương tác trực tiếp với tế bào luôn, theo kiểu “ê, sắp có biến rồi nha, lo mà chuẩn bị “khí tài vật lực” đi, mở hết các tín hiệu viêm trong cơ thể của mày ra để “đồng thanh tương ứng” với tao bất cứ lúc nào cần.

Cytokine tương tác với các tế bào tuyến bã nhờn

Và một trong những tín hiệu nổi bật đó là NF-κB. Tín hiệu này vừa đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa phản ứng viêm, đồng thời khi tín hiệu này được mở ra thì sự phát triển cũng như là phân bào biệt hóa của tế bào bã nhờn cũng bị tăng lên.

Các tế bào tuyến bã nhờn có các con đường truyền tin (VD: NF-κB) giống như tế bào miễn dịch, dẫn đến bất cứ kích thích gây viêm nào cũng có thể gây hoạt hóa của tế bào tuyến bã, gây tăng biệt hóa và tăng tiết dầu.

Mà không chỉ “loan tin chiến trận” cho mỗi tế bào bã nhờn đâu. Những cytokine viêm này sẽ tiếp tục giao tiếp để kích thích các yếu tố hormone cũng như là gây viêm cho các tế bào khác, từ đây sẽ tạo ra một tác động đa chiều dồn dập vào “hợp tác xã” tế bào bã nhờn nhằm gia tăng sản xuất.

Các yếu tố hormone tiêu biểu có thể kể đến như là androgen, (gồm có testosterone, dihydrotestosterone (DHT)) hoặc là các loại hormone khác như insulin, TSH, dihydrocortisone. Khi mà nồng độ của các loại hormone này tăng lên thì việc sản xuất tế bào bã nhờn cũng tăng lên. Thế nên anh em trong nghề hay nói một câu là: “Mụn nào thì chả là mụn nội tiết”.

DHT là dạng hoạt động của testosterone - một hormone androgen liên quan trực tiếp đến mụn trứng cá.

Tóm lại, cái gì tăng sinh quá cũng không tốt. Việc mà các tế bào bã nhờn bị tăng sinh một cách ồ ạt bất thường sẽ dẫn đến việc nó sẽ không được phát triển một cách đầy đủ, khi mà tế bào bị tự hủy vẫn đang ở trong một trạng thái non chứ không phải trạng thái tế bào đã chín và trưởng thành đàng hoàng. Hiểu nôm na thì sinh non bé sẽ không được khỏe.

Các giai đoạn biệt hóa của tế bào bã nhờn, từ giai đoạn chưa biệt hóa đến giai đoạn trưởng thành. Tế bào bị 'tự hủy' càng sớm thì chất lượng lipid càng kém.

Nãy giờ cũng căng thẳng rồi nên là báo với anh em một tin vui, đó là quá trình phân bào biệt hóa của tế bào bã nhờn chỉ diễn ra từ 7 đến 14 ngày thôi, nhanh hơn nhiều so với chu trình thay mới của tế bào sừng.

Quá trình biệt hóa hoàn chỉnh của tế bào bã nhờn thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể cải thiện và cân bằng nhanh chóng quá trình sản xuất số lượng tế bào bã nhờn non kém.

Note: Có thể cải thiện và cân bằng nhanh chóng quá trình sản xuất số lượng tế bào bã nhờn non kém.

Nào, cố gắng đừng có “lag” não nha. Đọc nãy giờ thì anh em đã rút ra được cách cải thiện nào chưa? Đó chính là giảm viêm. Chứ đừng có để đến lúc mà có một nốt mụn viêm sưng to chúng ta mới mua một tuýp chấm mụn về chấm cho xẹp mụn là xong.

Đồng thời là hãy tập trung phục hồi da ngay từ bước đầu điều trị. Với quan điểm cá nhân Trang, phục hồi tốt chính là phương pháp điều trị. Phục hồi giảm viêm là cả một hệ tư tưởng, nên Trang sẽ trình bày kỹ giải pháp ở trong các clip mang tính ứng dụng khác.

Còn bây giờ anh em Đồng Điệu cứ chịu khó đọc từng bài viết, coi từng tập trong series mụn ở Tiktok @latrang.co để hiểu được kiến thức bản chất đã. Sau đó nghe giải pháp cũng thấm hơn đúng không? Còn anh em nào mà gấp quá rồi thì có thể tham khảo Serum phục hồi đa tác động của Twins Skin. Vừa có Đồng Peptide để giảm viêm, vừa có thêm Ectoin giữ ẩm sâu suốt 24 giờ và quan trọng nhất là ổn định từng màng tế bào.

Biogenic F-Copper Peptide: Serum phục hồi đa tác động. Giảm kích ứng, ngừa oxy hóa, sẹo sau mụn.

Đến yếu tố đủ thứ hai: Chất lượng bã nhờn.

Triết học Marx-Lenin đã nói: “Sự tích lũy đủ về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất”. Thế nên càng nhiều tế bào bã nhờn sinh non, càng khiến chất lượng bã nhờn kém đi.

Note: Càng nhiều tế bào bã nhờn sinh non, càng khiến chất lượng bã nhờn kém đi.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra: Chất lượng bã nhờn trên da của người bị mụn sẽ đặc hơn, dễ gây viêm hơn, dễ bí tắc hơn so với da của người khỏe mạnh. Vì sao? Vì nồng độ Linoleic Acid trong bã nhờn thì bị giảm đi.

Sự sụt giảm lượng linoleic acid được giả thiết rằng có liên quan đến sự hình thành nhân mụn không viêm và chuyển sang viêm.

Trong khi đó, nồng độ Squalene chiếm 12% bã nhờn và Oleic Acid thì lại tăng lên.

Thành phần của bã nhờn, với 12% là squalene.

Điều này Trang đã nói ở trong nhiều nội dung rồi, nhưng riêng bài viết này thì Trang sẽ nói kỹ nhất.

Squalene là một chất kém ổn định lắm. Nó dễ bị oxy hóa khi gặp tia UV và tạo ra các sản phẩm phụ. Tiêu biểu thì sẽ có Squalene monohydroperoxide và đây là một chất oxy hóa mạnh mẽ.

Squalene monohydroperoxide - sản phẩm peroxide hóa của squalene được chứng minh là có thể gây mụn.

Nó có khả năng gây kích ứng, gây viêm ở trên da thông qua việc kích thích tăng tiết cytokine viêm.

Squalene monohydroperoxide là một yếu tố kích thích tăng tiết cytokine gây viêm.

Thông qua đây anh em có thể thấy chúng ta sẽ cải thiện chất lượng bã nhờn bằng việc cung cấp các chất chống oxy hóa cho da, cũng như là tránh nắng.

Đối với những bạn mà có tình trạng da mụn nhiều cũng như là không làm việc lâu dài trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thì Trang sẽ không khuyến khích các bạn sử dụng kem chống nắng. Thay vào đó hãy chống nắng bằng các loại vải tối màu.

Các màu sắc tối như indigo (một kiểu màu xanh dương đậm) cho thấy sự quang bảo vệ tốt hơn nhờ khả năng hấp thụ tia UV cao hơn.

Và có một điều nữa cần lưu ý là ở trong mỹ phẩm có một thành phần Squalane, nó khác với Squalene nha, chứ đừng có nghe na ná nhau xong rồi bash luôn cả Squanlane. Và Squalane trong mỹ phẩm mặc dù sẽ không giúp bảo vệ Squalene ở trong da một cách trực tiếp nhưng nó gián tiếp cung cấp độ ẩm và tăng cường sức khỏe cho da, thế nên nó sẽ giúp giảm áp lực của Squalene trong da.

Note: Squalane trong mỹ phẩm gián tiếp cung cấp độ ẩm và tăng cường sức khỏe cho da, giúp giảm áp lực của Squalene trong da.

Squalane thì có kích thước phân tử nhỏ, không gây bí tắc lỗ chân lông nên là các bạn da mụn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Còn để nói về lượng Oleic Acid bị tăng quá đà thì lại còn rầu hơn. Không những nó sẽ kích thích sản xuất các “giao liên mỏ hỗn” cytokine viêm mà lại còn “cõng rắn cắn gà nhà” bằng việc mở đường, tăng tính thấm cho vi khuẩn gây mụn xâm nhập sâu vào da. Đồng thời, Oleic Acid cũng sẽ làm tăng tính đặc dính của bã nhờn khiến bã nhờn khó thoát ra khỏi lỗ chân lông.

Note: Oleic Acid tăng quá đà kích thích sản xuất các tín hiệu viêm và tăng tính thấm cho vi khuẩn gây mụn xâm nhập sâu vào da. Đồng thời làm tăng tính đặc dính của bã nhờn khiến bã nhờn khó thoát ra.

Bạn nào mà gặp tình trạng bã nhờn nặng trên mặt, bết dính thì xác định luôn, lượng Oleic Acid ở trên da của bạn bị cao rồi. Ngoài ra, Oleic Acid cũng làm giảm tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da bằng việc thay đổi cấu trúc của lipid hàng rào bảo vệ da và Trang nhấn mạnh nhá, lipid của hàng rào bảo vệ da từ tế bào sừng thì nó sẽ khác với lại lipid của bã nhờn. Trang sẽ dành để nói trong bài viết sau.

Note: Oleic Acid cũng làm giảm tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.

Lấy dẫn chứng cụ thể, một nghiên cứu năm 2013 trên 14 đối tượng phụ nữ da trắng, độ tuổi từ 21-40, loại da từ 1-3 (theo thang Fitzpatrick) cho thấy mối liên hệ giữa việc tăng dần nồng độ Oleic Acid sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng giảm tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da, tăng tính thấm cũng như gây mất nước xuyên biểu bì. Nhìn vào hình a, anh em sẽ thấy sau 24 giờ bôi lượng Oleic Acid càng cao thì càng tăng khả năng mất nước xuyên biểu bì.

Hình (d) là hình nhuộm huỳnh quang ngay trên bề mặt da cũng cho thấy khi mà bôi Oleic Acid càng cao thì lớp lipid bảo vệ da càng bị phá hủy. Mọi người có thấy chất huỳnh quang xâm nhập càng nhiều và tế bào càng sáng lên không?

Còn với hình (e) là hình nhuộm huỳnh quang ở dưới bề mặt da, cũng cho kết quả không khác gì mấy, tức là lớp lipid bảo vệ da ở dưới cũng bị phá hủy sâu, chất huỳnh quang thấm xuống nhiều hơn và nhuộm nhiều tế bào ở bên dưới hơn.

Nồng độ oleic acid càng cao càng làm hỏng lớp lipid bảo vệ da, khiến chất huỳnh quang càng thấm sâu hơn từ bề mặt da (hình d) xuống 20 μm dưới da (hình e).

Trang phải nhấn mạnh Oleic Acid không xấu, thậm chí có nhiều lợi ích cho làn da lão hóa. Nãy giờ chúng ta đang đặt ở trong bối cảnh Oleic Acid bị tăng quá đà trên nền da dầu mụn nhạy cảm. Đấy, thế nên tốt hay xấu thì phải đặt vào từng hoàn cảnh cụ thể mới nói được.

Note: Oleic Acid không xấu, thậm chí có nhiều lợi ích cho làn da lão hóa.

Và cũng có nhiều bạn sử dụng dầu dưỡng nhưng mà bị xu. Tức là da các bạn dầu mụn xong rồi các bạn lại lựa một loại dầu dưỡng giàu Oleic Acid sau đó là các bạn ác cảm luôn với tất cả các loại dầu dưỡng. Hoặc cũng sẽ có những bạn suy nghĩ là: “Da tôi dầu là dư dầu rồi tại sao tôi phải sử dụng thêm dầu dưỡng làm cái gì?” Thực chất để mà nói đúng thì da dầu mụn là làn da bị “hỏng” dầu cần tái thiết lập lại chất lượng bã nhờn.

Note: Da dầu mụn là làn da bị “hỏng” dầu cần tái thiết lập lại chất lượng bã nhờn.

Một sản phẩm dầu dưỡng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao bởi vì dầu thì sẽ hòa tan dầu nên là nó thấm được tốt vào da của bạn, đồng thời là sẽ cân chỉnh được lại chất lượng bã nhờn trên da của bạn nữa.

Và sau cùng chắc chắn phải nhắc về Linoleic Acid rồi. Bởi vì nó chính là đứa đối trọng với Oleic Acid. Linoleic Acid có tính kháng viêm, nó chính là tiền chất của PGE2, một loại lipid rất quan trọng trong việc điều chỉnh các phản ứng viêm. PGE2 thì sẽ giúp ức chế việc sản sinh IL-1, IL-2, TNF-α, đồng thời là giúp tăng IL-4.

Note: Linoleic Acid có tính kháng viêm.

Linoleic acid là tiền chất của prostaglandin E2 (PGE2). Sự tăng nồng độ PGE2 giúp giảm sự tiết của các cytokine gây viêm, cũng như sự phản ứng quá mức của các tế bào miễn dịch.

Tóm lại là nó sẽ biết nói con “giao liên” nào nên đi đánh nhiều, con nào thì nên bớt bớt cái mỏ lại. Từ đây sẽ giúp cân bằng các phản ứng miễn dịch, đặc biệt là giúp chống nhiễm trùng. Ngoài ra, khác với Oleic Acid thì Linoleic Acid giúp tăng tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da và ngăn mất nước xuyên biểu bì, bằng việc là gia tăng nồng độ cũng như là chức năng của ceramides, mà ceramides thì chiếm tới 50% tổng lượng lipid của lớp sừng bảo vệ da.

Note: Linoleic Acid giúp tăng tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.

Ngoài ra thì Linoleic Acid giúp giảm tính bết dính của bã nhờn, giúp cho bã nhờn dễ dàng thoát ra, lên trên bề mặt da.

Note: Linoleic Acid giúp giảm tính bết dính của bã nhờn, giúp cho bã nhờn dễ dàng thoát ra, lên trên bề mặt da.

Mà cũng chính từ nền tảng nghiên cứu trên đã tạo tiền đề cho team Trang cho ra đời sản phẩm Bio-Enrich Linoleic Oil, vừa có Squalane làm nền mỏng nhẹ thông thoáng, vừa có một tổ hợp dầu dưỡng giàu Linoleic Acid, cộng với lại tinh dầu Cúc Ngải Xanh và đặc biệt là dầu Mù U Việt Nam để giảm viêm. Ngoài ra còn có Astaxanthine để chống oxy hóa. Tóm lại là bao vây hết những cơ chế cần thiết để cải thiện chất lượng bã nhờn của da.

Bio-enrich Linoleic Oil 
Dầu dưỡng ẩm thoáng nhẹ, cải thiện chất lượng bã nhờn, hỗ trợ giảm viêm và mờ thâm sạm.

Nhiều bạn sử dụng cũng feedback là các bạn thấy dầu ở trên da nhẹ hơn, thoáng hơn và ít bị tiết dầu hơn khi mà dùng trong thời gian dài. Thế nên anh em nào mà bị dầu mụn thì có thể tham khảo.

Cách sử dụng dầu dưỡng của Trang là Trang sẽ cho một pump ra tay, xoa đều rồi mới apply lên da. Nhiều anh em sẽ bảo là dùng như thế thì dầu nó dính hết vào tay rồi còn đâu. Đừng có lo, chỉ có năm giây thôi, nên là cách dùng này vừa giúp cho da tay và da mặt được dưỡng.

Tóm lại, qua bài viết này, Trang mong các anh em Đồng Điệu có thể mở rộng góc nhìn về nguyên nhân tăng tiết bã nhờn gây mụn. Và chúng ta chỉ tư duy bằng thông tin ta có được thôi, nên là càng dung nạp nhiều thông tin bản chất thì chúng ta càng dễ tìm được giải pháp.

Như hôm nay thì chúng ta có thêm giải pháp là sử dụng các chất chống oxy hóa này, các chất giảm viêm, cũng cải thiện được việc tăng tiết bã nhờn, chứ không phải lúc nào cũng chà da thật là kỹ hoặc là sử dụng treatment vô độ. Coi chừng là lợn lành nó lại thành lợn què, mà què đâu phải chỉ mỗi lúc các bạn nhìn thấy đâu, di chứng của nó có thể kéo dài về sau rất lâu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here