Uống cà phê có làm đen da?

1. Giới thiệu về cà phê

Cà phê là một thức uống quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Loại hạt này đã và đang được nghiên cứu ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp mỹ phẩm với với khả năng chống oxy hoá, làm sáng da, thúc đẩy quá trình chuyển hoá chất béo.

Tuy nhiên màu sắc nâu đen của cà phê khiến mọi người luôn nghĩ rằng “uống cà phê làm đen sạm da”. Vậy nhận định này có đúng không?

2. Thành phần của cà phê

Cà phê tất nhiên thành phần chính là cafeine. Tuy nhiên trong cà phê còn chứa rất nhiều thành phần quan trọng với sức khoẻ của chúng ta:

  • Vi/khoáng chất: Kali (80mg), canxi (3mg), muối (1mg), fer (0.1mg), kẽm (0.01mg), đồng (0.001mg)…
  • Protein: Axit glutamic và arpartic và một số các axit amin như alanin, glycine, leucine, phénylalanine, proline, valine .
  • Vitamin: Vitamin B3, vitamin PP, B2,B5, B6.
  • Một lượng dồi dào chất chống oxy hoá: Catechin, axit chlorogenic, théaflavine (thuộc nhóm polyphenol).

3. Nỗi “oan” của cà phê

Ngày tớ đi du học vì chênh lệch múi giờ phải tập uống cà phê để tỉnh táo lên lớp. Bố mẹ tớ vẫn phàn nàn uống nhiều cà phê da xấu lắm. Gần đây trên mạng xã hội nhiều bạn đồn “uống cà phê bị đen da”.

Nghiên cứu 1: Theo nghiên cứu năm 2017 trên chuột về “tác dụng phòng ngừa viêm da và tăng sắc tố biểu bì của cà phê”. Các nhà khoa học chiếu tia UVB – yếu tố gây ra các phản ứng viêm và tăng sắc tố lên chuột trong 3 ngày. Chú chuột thí nghiệm được uống 100mg/ngày axit caffeic/cafein trong 8 ngày. 5 ngày sau đợt chiếu xạ cuối cùng, mẫu máu, biểu bì da lưng và tai để kiểm tra các yếu tố viêm, sắc tố và hormone.

Kết quả cho thấy cà phê có tác dụng ức chế viêm da và quá trình tăng sắc tố.

Nghiên cứu 2: Một nghiên cứu ảnh hưởng của cà phê lên quá trình tạo sắc tố của melanocytes được công bố tháng 6/2024. Hai mẫu cà phê Kahweol (KW) và Cafesol (CFS) được lựa chọn thử nghiệm trên chuột (B16F10) và tế bào hắc sắc tố của người châu Á và người Mỹ gốc phi.

Ở tế bào của B16F10 và tế bào melanocytes của người, hai mẫu cà phê đều có thể ức chế quá trình tạo hắc sắc tố ngoại bào (Extracellular melanin) nhưng không tác động đến hắc sắc tố nội bào (Intracellular melanin).

Biểu đồ thể hiện kết quả thí nghiệm trên tế bào B16F10 và tế bào melanocyte ở người

Ở hai mẫu tế bào da của người châu Á (HEMn-MP) và người Mỹ gốc phi (HEMn-DP) ghi nhận giảm số lượng phân nhánh của tế bào melanocytes và ức chế hoạt động enzyme Tyrosinase (yếu tố tham gia mạnh mẽ quá trình tổng hợp sắc tố).

Biểu đồ kết quả thí nghiệm trên tế bào da của người châu Á (HEMn-MP) và người Mỹ gốc Phi (HEMn-DP)

Nghiên cứu thứ 3: Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 244 phụ nữ Nhật Bản trong độ tuổi từ 30 – 60 với mục đích mô tả yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tăng sắc tố da bao gồm tuổi tác, loại da và nguồn polyphenol (nhóm chống oxy hoá) trong chế độ dinh dưỡng.

Kết quả: Đốm sắc tố (pigmented spot/PS) tỷ lệ nghịch với mức tiêu thụ polyphenol (total polyphenol/TS). Sự phát triển đốm sắc tố bị ức chế khi tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa nhiều polyphenol. Tiêu thụ cà phê ức chế các đốm hắc sắc tố hiệu quả hơn so với trà xanh mặc dù cả nguồn thực phẩm đều đạt kết quả tích cực.

Biểu đồ phân bố điểm sắc tố UV (UV Pigmented Spot scores) và độ tuổi của các đối tượng thí nghiệm phân chia theo mức tiêu thụ TP (total polyphenols) và tốc độ phát triển điểm sắc tố UV (điểm PS mỗi năm sau khi đủ 18 tuổi) và mức tiêu thụ TP có trong cà phê.

Kết luận: Tiêu thụ polyphenol trong trà xanh và cà phê làm chậm quá trình lão hoá cũng như ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố.

Tóm lại: Việc tăng sắc tố do cà phê là sự buộc tội không có căn cứ.

4. Một số lợi ích của cà phê với làn da

Ngoài khả năng chống oxy hoá, cà phê có khả năng:

  • Tẩy tế bào chết bằng bã cà phê giúp da sáng mịn (sử dụng trên vùng da body)
  • Thúc đẩy tuần hoàn máu giúp các tế bào nhận oxy và dưỡng chất => da sáng hơn, giảm sưng phù
  • Giảm viêm, đỏ da (rosacea), eczema.
  • Thúc đẩy cơ chế chuyển hoá đặc biệt là chuyển hoá chất béo (lipase activity) được ứng dụng trên hiện tượng “sần vỏ cam” và có mặt trong khẩu phần ăn kiêng.

5. Kết luận

Cà phê không chỉ có nhiều lợi ích cho làn da mà còn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể toàn diện. Tuy nhiên giống tất cả các loại thực phẩm khác, nếu tiêu thụ vượt ngưỡng cần thiết sẽ dần đến nhiều rủi ro. Theo các tổ chức y khoa, các bác sĩ khuyến cáo không nên nạp quá 400mg caffeine một ngày (tương đương 3-4 cốc).

Mặt khác liều lượng caffeine phụ thuộc vào độ tuổi, bệnh lý, thói quen sinh hoạt vì cà phê làm tăng nhịp tim, làm mất nước trong cơ thể. Nếu có thói quen uống cà phê thì năng uống nước để bù lượng nước cơ thể mất đi nhé.

6. Lời khuyên

  • Tiêu thụ nguồn cà phê tự nhiên (dạng hạt, cà phê xay)
  • Không thêm đường, sữa đặc, chất tạo ngọt, sirup làm tăng đường huyết trong máu.
  • Thay thế sữa hạt để dễ uống hơn (nếu như bạn không uống được cà phê đen nguyên chất).
  • Có thể thêm bột protein vào bữa sáng để có nhiều năng lượng làm việc.

Các bạn có thể liên hệ với Dương thông qua những nền tảng dưới đây:

Fapage GlowInside&Out 

Instagram GlowInside&Out

Youtube Glowinsideout


Bài viết thuộc quyền sở hữu của Nguyen Thuy Duong và group Đồng Điệu. Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.

Bài viết độc lập, không được tài trợ bởi bất cứ nhãn hàng nào.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here