lan-da-co-hap-thu-duoc-nuoc-tu-ben-ngoai-khong

Làn da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài? Mỹ phẩm chỉ là cú lừa lịch sử?

Xem clip tóm gọn nội dung tại: ĐÂY

@latrang.co

Làn da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài? Sản phẩm cấp ẩm không thực sự có hiệu quả? Mỹ phẩm chỉ là trò lừa lịch sử? #latrang #capam #learnontiktok #twinsskin #dauduong #retinol #copperpeptide

♬ original sound – Là Trang – Là Trang

Làn da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài và mỹ phẩm chỉ là cú lừa lịch sử? Trang không biết bạn đang bên phe ủng hộ hay phản đối. Nhưng thực sự, ai cũng có thể dễ dàng đưa ra một nhận định chủ quan. Còn chính chúng ta này, chọn tin hay không tin nên dựa vào cơ sở khách quan. Cá nhân Trang thì có 4 luận điểm khoa học để phản biện nhận định trên.

1/ Lớp sừng của da không kín bưng, chúng có những “kẽ hở” để tác nhân ngoại lai/ mỹ phẩm thấm được vào da. Dù đó là chất tan dầu hay tan nước.

Hãy nhìn vào đây, bạn sẽ thấy, Lớp sừng được cấu thành theo Mô hình “gạch và vữa” (brick and mortar).

da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài

Trong đó, “gạch” là các tế bào chết (corneocytes), “vữa” là lipid (hiểu đơn giản là bã nhờn cho nhanh). Ngoài ra để gia cố sự chặt chẽ thì giữa các tế bào còn có cầu nối gian bào Desmosome, mấu nối Tight Junctions, Liên kết khe (Gap junction),…

lan-da-co-hap-thu-duoc-nuoc-tu-ben-ngoai-khong

Ngoài ra, trên “bức tường” này còn có lỗ thông gió (hay được gọi là lỗ mở của da), chẳng hạn như lỗ chân lông, tuyến mồ hôi…

lan-da-co-hap-thu-duoc-nuoc-tu-ben-ngoai-khong

Và yên tâm, cái này không phải do Trang tự đẻ ra. Nó là một mô hình được nghiên cứu và chấp nhận rộng rãi bởi nhiều nhà khoa học. Trong đó phải kể tới Peter M. Elias. Vào những năm 1980, ông và các cộng sự của mình đã nghiên cứu chi tiết về cấu trúc và chức năng của lớp sừng (stratum corneum), phần quan trọng nhất của hàng rào bảo vệ da.

Thế là từ mô hình này, chúng ta có ít nhất 3 con đường thẩm thấu mỹ phẩm.

– Xuyên gian bào (intercellular route): các chất hóa học di chuyển qua khoảng trống giữa các tế bào da, cụ thể là đi qua lipid và sâu hơn nữa là các liên kết tế bào. Đây là con đường ưa thích của rất nhiều chất bởi vì rõ ràng là chúng có nhiều khoảng trống dễ len lỏi hơn so với việc phải đi xuyên qua từng màng của tế bào, đặc biệt là đối với các chất ưa dầu.

Về bản chất Hệ số thấm của chất tăng lên khi tính ưa mỡ/tan dầu của nó tăng lên (Roy & Flynn, 1989).

Thành ra mọi người đừng sợ sử dụng các sản phẩm như là dầu dưỡng, đặc biệt là đối với các bạn da dầu mụn. Mọi người có thể tham khảo dầu dưỡng Bio-Enrich Linoleic Oil của Twins Skin. Nó được thiết kế dành riêng cho da dầu mụn, giúp cải thiện chất lượng bã nhờn.

– Xuyên tế bào (transcellular route): lúc này, chất xâm nhập sẽ đi qua cả tế bào biểu bì và màng tế bào (hay hiểu đơn giản là đi xuyên qua “gạch”). Mà trong các tế bào sừng chứa keratin (chất sừng) có tính hydrat hóa cao (hiểu nôm na là liên quan đến tính giữ nước/ cấp nước). Tuyến đường này tạo ra một con đường ưa nước thích hợp để chuyển các phân tử ưa nước. (Nhưng cũng không có nghĩa là dầu không đi qua nha).

Xuyên phần phụ (transappendageal route): tức là đi xuyên qua nang lông, tuyến mồ hôi, tóm lại là “lỗ thông gió”. Mặc dù đây không phải là con đường chính để mỹ phẩm thẩm thấu, nhưng nó đặc biệt được quan tâm trong thời gian gần đây vì con đường này vẫn rất quan trọng đối với việc vận chuyển các chất có kích thước lớn hoặc các chất khó hòa tan trong lipid (thành phần ưa nước chẳng hạn).

Bạn cứ tưởng tượng là tuyến bã nhờn của chúng ta sẽ nằm ở cả thượng bì và trung bì, nơi có hệ thống mạch máu dày đặc, vì vậy những thành phần có khả năng đi sâu được vào lỗ chân lông thì cũng có thể đi được cả vào máu.

Chắc Trang sẽ viết bài riêng cho từng con đường thẩm thấu mỹ phẩm, bởi vì khi đi sâu vào cơ chế thì nó còn thú vị nhưng mà cũng phức tạp lắm.

Bây giờ, chúng ta đến với luận điểm thứ hai để phản biện luận điểm “da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài”.

2/ Ngay ở lớp biểu bì, ta có 1 “cỗ máy hút nước” Yếu Tố Giữ Ẩm Tự Nhiên (Natural Moisturizing Factor – NMF)

NMF là một hỗn hợp của các thành phần hấp thụ nước như amino acid, PCA (pyrrolidone carboxylic acid), lactate, và urea, được tạo ra tự nhiên trong lớp sừng. NMF giúp duy trì độ ẩm bằng cách thu hút và giữ nước từ môi trường bên trong cơ thể và ở một mức độ nhất định, từ môi trường bên ngoài.

Khi chúng ta bào chế được một sản phẩm có công thức tốt thì nó sẽ thấm được xuống và tương tác với NMF của da, từ đây cung cấp cho da một lượng nước cực kỳ dồi dào.

(Còn cung cấp xong da có lười không thì lại hẹn bài khác. Nhưng nói chung là cứ cấp nước đi, thường thì thiếu chứ chả thừa đâu).

3/ Chính bản thân mỹ phẩm khi được bào chế cũng sẽ tìm cách thâm THẨU hợp lý vào da.

Ngồi “mòn đít” 10 năm với các kỹ sư bào chế mỹ phẩm thì Trang thấy có vài yếu tố tăng khả năng thẩm thấu mỹ phẩm.

Phân tử càng nhỏ càng dễ thẩm thấu, nên người ta sẽ “đập nhỏ” phân tử ra, sử dụng công nghệ bọc nano. Ngoài ra, có những thành phần mà chính bản thân nó có trọng lượng phân tử cực kỳ đa dạng, cụ thể là Hyaluronic Acid (HA). Chúng ta có HA phân tử lớn cỡ 1000 kDA hay là HA siêu siêu nhỏ, chỉ khoảng 10 kDA, cụ thể là HA Oligo. Loại HA này có khả năng xâm nhập được rất sâu vào trong da, tạo khả năng chữa lành.

Sử dụng các công nghệ bọc tăng tính thấm như bọc liposome hay Polymeric Micelle (như Biogenic Retinol của Twins Skin). Cách bọc này thì các phân tử ưa nước sẽ hay sử dụng, bởi vì với các phân tử ưa nước thì màng bọc sẽ tạo lớp lipid kép có khả năng bao bọc phân tử ưa nước trong lõi của chúng, còn đầu ưa dầu thì chĩa ra ngoài. Khi thâm nhập vào lớp lipid của da (tức là con đường xuyên gian bào như Trang đã đề cập ở trên), lớp bọc bên ngoài có thể hòa tan vào lớp lipid của biểu bì, giúp phân tử ưa nước vẫn có thể thẩm thấu được qua lipid.

da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài

Sử dụng các chất tăng tính thấm (penetration enhancers)/ chất vận chuyển (vehicle) là các thành phần giúp tạm thời làm giảm sự chống cự của rào cản da, cho phép các chất hoạt tính dễ dàng thâm nhập hơn.

Tiêu biểu chúng ta có DMI. Đối với Trang, DMI là một chất vận chuyển xịn, bởi vì nó còn được sử dụng trong cả việc vận chuyển thuốc nữa. Còn ở trong sản phẩm thì như nhà Twins Skin tụi Trang có sử dụng trong Biogenic BHA For Daily (BHA Hồng), Biogenic F.Copper Peptide.

Bên cạnh đó, thường gặp hơn là Glycols (tiêu biểu như Propylene Glycol). Đây là một chất tăng cường thẩm thấu phổ biến, có khả năng tăng tính đàn hồi của lớp sừng và giúp các thành phần ưa nước thẩm thấu qua da. Tuy nhiên, các sản phẩm có nền Glycols với hàm lượng cao và sử dụng trong thời gian dài thì có khả năng gây bào mòn da.

4/ Câu chuyện thực nghiệm, lâm sàng phản biện luận điểm “da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài”.

Luận điểm cuối để khẳng định luôn, với cá nhân Trang thì làn da có thể hấp thụ nước từ bên ngoài và mỹ phẩm cũng không phải là trò lừa lịch sử. Đó là trải nghiệm lâm sàng.

Trang tin rằng cho dù bạn không biết những điều Trang nói ở trên thì ai cũng đã từng tắm lâu và có hiện tượng “nhũn” tay phải không. Nếu như không có sự tương tác và hấp thụ nước từ bên ngoài, làm sao có hiện tượng đó xảy ra? Phải hấp thụ được nước (trường hợp này là tạm thời) thì mới có hiện tượng đó hen.

Đây cũng là một ví von chơi thôi, còn Trang tin chắc rằng bạn nào đã cấp ẩm da đúng cách đều đã thực sự được hưởng lợi từ nó. Làn da không chỉ được ngậm nước tạm thời. Mà nó giúp duy trì bền vững độ ẩm, sức khỏe của làn da.

Tạm kết:
Chúng ta thường cảm thấy dễ bị lừa, dễ bị tổn thương bởi những điều bên ngoài khi nội lực bên trong yếu. Nên nếu khi nghe thông tin mỹ phẩm là cú lừa, da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài mà bạn đã ngay lập tức hoang mang thì Trang nghĩ bạn cần xem lại chính tư duy và sự hiểu biết của mình về mỹ phẩm cũng như làn da.

Chúng ta bị lừa hay chúng ta chủ động làm con lừa thì cần xem xét kỹ. (Mà thực chất ai cũng là lừa/cũng có cái giếng của mình thoai, ý thức điều đó thì chúng ta sẽ là một con lừa ít bị lừa hơn :)) )

Trang biết không phải ai cũng rảnh để nghe kiến thức. Nhưng chúng ta chỉ tư duy bằng thông tin chúng ta có được. Nên rất hi vọng bằng cách này hay cách khác bạn sẽ tìm hiểu về làn da của mình một cách nghiêm túc. Ví dụ như chịu khó nghe mấy cái clip, đọc mấy cái bài dài dòng này chẳng hạn.

Khó nữa thì nhắn Trang một tin, hỏi, đàm đạo, nhờ tư vấn. Biết trả lời, hông biết thì Trang đi hỏi người biết cho bạn.

Và nếu đọc xong bài này, không bằng một lập luận phản biện nào cả bạn vẫn tin da không thể hấp thụ nước từ bên ngoài và mỹ phẩm chỉ là cú lừa lịch sử thì không sao cả. Niềm tin của bạn luôn đúng với bạn. Và Trang cũng đã nói nhiều lần, mỹ phẩm với Trang là một phần thể hiện tư duy lối sống cá nhân, là yếu tố support. Có nhiều con đường để đi đến cái đẹp. Trang thì vẫn chọn mỹ phẩm trên đường đường làm đẹp đó.

 Là Trang

Là Trang

Một người Việt nghiên cứu & phát triển mỹ phẩm tối giản

Có thể bạn quan tâm

POST COMMENT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *