Hiểu lầm về kiềm dầu, giảm mụn?

Thật ra Trang cũng không thích dùng từ kiềm dầu lắm. Do từ này gần gũi với ae thì dùng thôi.

Trang thích dùng từ “điều hòa/điều tiết hoạt động tăng tiết bã nhờn hơn”.

Vì kiềm nó có cái gì đó không bền,

Kiềm cơn giận nghĩa là còn giận, điều hòa/điều tiết nghĩa là mình đã thực sự đối thoại và giải quyết.

Dùng từ Kiềm dầu, ae thường chỉ hướng đến cách hãm tốc độ. Trong khi đó chỉ là yếu tố cần, còn yếu tố đủ là: Số lượng và Chất lượng bã nhờn thường ít được quan tâm.

Mời ae đọc từng hình rồi chiêm nghiệm lại quá trình gian nan kiềm dầu của bản thân. Và có cho mình một lối đi mới.

Tăng tiết bã nhờn liên quan đến ba khía cạnh: tốc độ, số lượng và chất lượng.Kiềm dầu là giảm mụn? Tăng tiết bã nhờn liên quan đến ba khía cạnh: tốc độ, số lượng và chất lượng.

Thường thì thấy mặt đổ dầu nhiều là chúng mình chỉ muốn kiềm nó lại ngay, giống như đang chạy xe nhanh quá thì phải phanh gấp vậy. Nhưng mà dầu nhiều chỉ là một phần thôi, chưa phải là tất cả nguyên nhân gây mụn đâu nha.

Nhiều bạn hay rửa mặt quá kỹ, dùng tretinoin hay thậm chí uống isotretinoin để giảm dầu. Làm sạch mà chà quá xá chà thì Trang thấy nó là cách tiêu cực. Còn Tre/hay Iso thì nó là tiêu chuẩn vàng rồi, xu cái là nó nhiều rủi ro. (Tốt nhất dùng là phải gặp bác sĩ). Trong group nhiều bác sĩ giỏi, ae có thể gửi gắm da dẻ:

Bác sĩ Ngọc Trai

Bác sĩ Đỗ Thành

Bác sĩ Tô Lan Phương

Bác sĩ Đinh Gia Hân

Trở lại vấn đề, Trang cũng muốn cung cấp thêm cho ae góc nhìn và giải pháp khác để ae tham khảo.

Vì dầu đâu chỉ có vấn đề về tốc độ tiết nhanh, mà còn ở số lượng tế bào bã nhờn được sản sinh thế nào cho hợp lý và chất lượng tỉ lệ bã nhờn thế nào là ổn định khỏe mạnh.

Yếu tố đủ 1: Số lượng (tế bào) bã nhờn

Yếu tố đủ 1: Số lượng (tế bào) bã nhờn Nghịch lý: Càng nhiều mụn thì càng ít tế bào bã nhờn trưởng thànhNghịch lý: Càng nhiều mụn thì càng ít tế bào bã nhờn trưởng thành

Bình thường, tế bào bã nhờn trên da cứ lớn lên, “đẻ” ra những tế bào con rồi cuối cùng “ra đi” để nhường chỗ cho bã nhờn mới. Nhưng mà khi da bị kích thích, nhất là bởi mấy đứa cytokine viêm (như IL-1β, TNF-α), thì mấy tế bào này cứ đẻ ầm ầm, không theo quy luật nữa. Vấn đề là tình trạng này đã âm thầm diễn ra ngay từ khi da mới chớm có mụn, chứ không phải đợi đến lúc mụn viêm mới xuất hiện đâu nha.

Ngoài ra, mấy hormone như androgen, insulin, IGF-1, TSH và hydrocortisone cũng góp phần “xúi giục” tế bào bã nhờn sản xuất dầu nhiều hơn. Khi mấy hormone này tăng cao thì dầu cũng tiết ra nhiều hơn, gây ra mụn nội tiết.

Tế bào bã nhờn đẻ nhiều quá thì cũng không kịp lớn hẳn trước khi “nhả” dầu ra, giống như kiểu sinh non ở người vậy đó.
Nhưng mà may mắn là quá trình “trưởng thành” của tế bào bã nhờn chỉ mất khoảng 7-14 ngày thôi, ngắn hơn cả chu kỳ thay da của mình. Nên nếu chăm chỉ skincare thì việc cải thiện tình trạng da “dư” dầu sẽ nhanh hơn cả trị thâm, trị sẹo (đương nhiên là nếu đúng cách).

Tóm lại là, muốn kiềm dầu hiệu quả thì phải chú trọng giảm viêm ngay từ đầu, đừng đợi đến khi mụn viêm rồi mới cuống cuồng chữa trị. Quan trọng không kém là phải phục hồi da trong quá trình điều trị, vì đây cũng là một cách trị mụn hiệu quả đó.

Nói chung, hãy giảm viêm và phục hồi da để có làn da khỏe mạnh, giảm mụn và điều hòa hoạt động tuyến bã nhờn.

Yếu tố đủ 2: Chất lượng bã nhờnYếu tố đủ 2: Chất lượng bã nhờn Nghịch lý: Càng nhiều tế bào bã nhờn sinh non thì chất lượng lipid càng kém

Nghịch lý: Càng nhiều tế bào bã nhờn sinh non thì chất lượng lipid càng kém

“Sự tích đủ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất”. Số lượng và tốc độ dầu càng nhiều thì thường chất lượng càng kém. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu của da mụn thường đặc và dễ gây bít tắc hơn so với da khỏe, chủ yếu là do thiếu linoleic acid mà lại thừa oleic acid, squalene và palmitic acid.

Oleic acid dư thừa không chỉ làm dầu đặc lại mà còn phá hủy lớp màng bảo vệ da, khiến da mất nước và dễ bị tổn thương. Cụ thể: Oleic acid có khả năng làm thay đổi cấu trúc của lớp lipid trong màng tế bào da, tạo ra các khoảng trống giữa các tế bào sừng (keratinocytes). Điều này làm tăng tính thấm của da, cho phép các chất khác dễ dàng xâm nhập vào da.

Ngược lại, linoleic acid giúp da chống viêm, tăng sức đề kháng, củng cố hàng rào bảo vệ da và giảm nguy cơ gây mụn.

Vậy nên, để có làn da khỏe đẹp, không mụn và không bóng dầu, chúng ta cần cân bằng lại lượng và chất của dầu trên da, đặc biệt là tăng cường linoleic acid và kiểm soát oleic acid.

Nhấn mạnh là Oleic Acid không xấu nha, nó có lợi cho làn da lão hóa phết đó. Chỉ là với làn da dầu mụn thì nó dễ gây bất lợi thôi.

Yếu tố đủ 2: Chất lượng bã nhờn (tiếp)

Một điểm đáng lưu ý nữa là squalene, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dễ bị oxy hóa và gây kích ứng, viêm da. Vì vậy, để cải thiện tình trạng mụn, chúng ta cần sử dụng các chất chống oxy hóa và che chắn da khỏi ánh nắng gắt.

Đối với da mụn nhiều, nếu không phải làm việc ngoài trời thường xuyên, Trang khuyên các bạn nên che chắn bằng vải tối màu thay vì dùng kem chống nắng, vì kem chống nắng có thể gây bít tắc lỗ chân lông và làm tình trạng mụn trở nên tệ hơn.

Nhiêu đó cũng đủ để ae Đồng Điệu thấy tại sao khi da đổ dầu nhiều, bạn ra sức làm sạch kỹ càng, chà tới chà lui cho da sạch bong kin kít mà vẫn bị mụn. Thiết nghĩ, làm sạch không phải là không quan trọng, nhưng nó chỉ giải quyết một phần trong vấn đề tăng tiết bã nhờn.

Tóm lại, việc giảm viêm và chống oxy hóa ngay từ đầu là rất quan trọng trong một quy trình trị mụn bền vững. Kiểm soát được yếu tố này, bạn có thể thấy lượng bã nhờn tự được điều tiết, mụn cũng giảm đi.

Đừng quá hoảng loạn mà đụng ngay vào các treatment nặng đô như BPO hay Tretinoin, và nếu đã đụng vào, hãy chắc chắn bạn thật sự hiểu rõ cách sử dụng hoặc tìm người có chuyên môn hỗ trợ. Đó là công việc của bác sĩ hoặc chuyên gia, để tránh biến làn da của bạn từ lợn lành thành lợn què.

Túm lại: Cứ tập trung giảm viêm, chống oxy hóa cho da đi. Da khỏe thì tự khắc nó sẽ làm những nhiệm vụ thiên bẩm của nó. Tốt hơn mọi thứ bôi thoa trên đời.

Tiết lộ thêm với ae thành phần mà Trang thích (nhiều) về:

GIẢM VIÊM

  • Dầu mù u (Trang ngồi với các tiến sĩ ở các trường đại học, mọi người cũng đều mê món này. Bật mí Dầu mù u là “đặc sản” Việt Nam đã xuất ngoại kha khá rồi nha).
  • Blue Tansy Oil
  • HA oligo
  • Linoleic acid
  • Niacinamide
  • Đồng peptide
  • Corticoid :))) Nhưng hãy chừa nó cho giây phút thực sự quan trọng đáng dùng.

CHỐNG OXY HÓA

  • Astaxanthin
  • Retinol
  • Resveratrol
  • Vit E (old but gold, ai không mê tui mê)
  • Coenzyme Q10

Để ráng lên sớm chiếc bài review hoạt chất 2024. Mỗi năm nhìn lại xem mình đã thay lòng đổi dạ tới đâu.
_____________________________

Bài viết thuộc quyền sở hữu của Là Trang và group Đồng Điệu. Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.

Bài viết độc lập, không được tài trợ bởi bất cứ nhãn hàng nào.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here