Toàn bộ nội dung
Xin chào cả nhà Đồng Điệu! Hôm nay, BS Trai sẽ cùng các Đồng Điệu “mổ xẻ” một vấn đề mà chắc hẳn ai cũng đã và đang ao ước, nhất là các Đồng Điệu từng bị mụn nặng: “Đầy sẹo rỗ do mụn chỉ sau 1 lần điều trị”.
1. Sẹo lõm là gì? Tại sao sẹo lõm lại khó điều trị?
- Sẹo đáy nhọn (Ice pick scar): Loại sẹo này có hình dạng hẹp và sâu, giống như bị một cây kim đâm vào da. Chúng thường khó điều trị nhất do nằm sâu trong da và có diện tích nhỏ.
- Sẹo đáy tròn (Rolling scar): Loại sẹo này có hình dạng rộng và nông, mép sẹo thoai thoải và không rõ ràng. Chúng thường dễ điều trị hơn sẹo đáy nhọn.
- Sẹo đáy vuông (Boxcar scar): Loại sẹo này có hình dạng rộng và sâu, mép sẹo rõ ràng và vuông vức. Chúng thường khó điều trị hơn sẹo đáy tròn nhưng dễ điều trị hơn sẹo đáy nhọn.
- Thứ nhất, sẹo lõm được đặc trưng bởi sự thiếu hụt đáng kể collagen và elastin, hai thành phần protein ngoại bào chủ chốt cấu thành nên sự săn chắc và đàn hồi của da. Quá trình lành thương tự nhiên không thể bù đắp hoàn toàn sự thiếu hụt này, dẫn đến sự hình thành các vết lõm trên bề mặt da. Đặc biệt, sẹo lõm lâu năm càng khó điều trị do sự thiếu hụt collagen và elastin đã kéo dài, khiến cho việc tái tạo và phục hồi mô liên kết trở nên khó khăn hơn.
- Thứ hai, sẹo lõm không chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì mà còn gây tổn thương sâu đến các cấu trúc hạ bì như mạch máu, dây thần kinh và tuyến bã nhờn. Tình trạng này làm giảm khả năng cung cấp dưỡng chất và oxy cho khu vực bị sẹo, cản trở quá trình tái tạo và phục hồi tự nhiên của da.
- Thứ ba, mô sẹo trong sẹo lõm thường bị co kéo và sắp xếp một cách lộn xộn, tạo thành các liên kết xơ sợi rất chặt và kéo các mô da xung quanh xuống dưới – như một cách thức “khóa” cấu trúc sẹo (Bác Trai vẫn thường ví von các cấu trúc xơ này như các sợi cước kéo sẹo lõm xuống). Điều này làm cho sẹo lõm trở nên sâu hơn, rõ rệt hơn, “chắc” hơn và khó tiếp cận với các phương pháp điều trị.
- Thứ tư, theo thời gian, khả năng đáp ứng của da với các liệu pháp điều trị sẹo lõm có thể giảm dần. Các tế bào da trong vùng sẹo trở nên kém hoạt động, khó phản ứng với các tín hiệu kích thích tái tạo collagen và elastin.
- Cuối cùng, sự mất cân bằng trong quá trình sản xuất các cytokine và yếu tố tăng trưởng trong quá trình hình thành sẹo lõm cũng góp phần làm phức tạp thêm quá trình điều trị. Sự sản xuất quá mức hoặc thiếu hụt một số cytokine và yếu tố tăng trưởng có thể dẫn đến sự hình thành các mô sẹo không hoàn chỉnh và khó đáp ứng với các liệu pháp điều trị thông thường.
2. Sẹo lõm hết hoàn toàn sau một lần điều trị: Có khả thi không?
- Mức độ tổn thương của sẹo: Sẹo lõm thường có mức độ tổn thương khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Các trường hợp sẹo lõm sâu và rộng thường cần nhiều lần điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.
- Quá trình tái tạo da: Quá trình sản sinh collagen và tái tạo da cần thời gian. Một lần điều trị có thể kích thích quá trình này, nhưng để đạt được mức độ tái tạo cần thiết, thường phải thực hiện nhiều lần.
- Phản ứng của cơ thể: Mỗi người có cơ địa và phản ứng khác nhau đối với điều trị. Một số người có thể thấy kết quả rõ rệt sau một lần điều trị, nhưng đa số cần nhiều lần điều trị để đạt được kết quả mong muốn.
- Sự cân bằng giữa sản xuất và thoái hóa collagen: Trong giai đoạn tăng sinh, nguyên bào sợi sản xuất một lượng lớn collagen để lấp đầy vết sẹo. Tuy nhiên, trong giai đoạn tái cấu trúc, một phần collagen này sẽ bị thoái hóa bởi các enzyme phân giải protein như metalloproteinase (MMPs). Sự cân bằng giữa sản xuất và thoái hóa collagen là yếu tố quyết định đến sự ổn định của mô sẹo.
- Chuyển hóa tế bào: Nguyên bào sợi có thể chuyển hóa thành myofibroblast (nguyên bào sợi cơ – một loại tế bào có khả năng co rút) để giúp co rút và làm khít các vết thương. Khi vết thương đã lành, các myofibroblast này thường bị loại bỏ bằng quá trình apoptosis (sự chết theo chương trình của tế bào). Nếu quá trình này không diễn ra hoàn toàn, có thể dẫn đến hiện tượng co kéo và xẹp xuống của sẹo [H2].
- Yếu tố cơ học: Sự co kéo của mô sẹo dưới tác động của lực cơ học (ví dụ: chuyển động da hàng ngày, ma sát giữa ngón tay với da mặt) có thể làm thay đổi cấu trúc và độ bền của sẹo.
- Yếu tố nội sinh: Sự thay đổi hormone, tình trạng viêm nhiễm (nhất là viêm mãn tính) hoặc các yếu tố nội sinh khác có thể ảnh hưởng đến quá trình tái cấu trúc và sự bền vững của mô sẹo.
3. Sẹo lâu năm, sẹo lớn: Tại sao cần cắt đáy sẹo?
- Hạn chế xâm lấn: Carboxytherapy ít xâm lấn hơn, không cần sử dụng kim hoặc dao để cắt đứt các sợi xơ dưới da, do đó giảm nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương. Với công nghệ mới, kết hợp cùng khí carboxy là dòng khí nén với áp lực cao, tạo nên áp lực giúp làm bóc tách phần dính các xơ sợi phía dưới vào phần da phía trên, hiệu quả lâm sàng rất cao nhưng không gây đau và không sưng bầm nhiều như phương pháp dùng kim truyền thống.
- Kích thích tuần hoàn máu mạnh mẽ: Khí carbon dioxide gây stress yếm khí tạm thời, gây hiệu ứng tân mạch và tăng cường tuần hoàn máu (hiệu ứng Bohr), từ đó kích thích cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất cho vùng sẹo, cải thiện quá trình tái tạo da và giảm sẹo hiệu quả [H3].
- Tăng sinh collagen: Carbon dioxide do gây stress yếm khí tạm thời nên cũng góp phần kích thích nguyên bào sợi fibroblast tăng sản xuất collagen và elastin, giúp vùng sẹo đầy lên, trở nên săn chắc và đàn hồi hơn. Bên cạnh công dụng tăng tuần hoàn, carbon dioxide cũng khiến các tế bào da tăng giải phóng các yếu tố tăng trưởng như vascular endothelial growth factor (VEGF), transforming growth factor-beta (TGF-β), và platelet-derived growth factor (PDGF). Các yếu tố tăng trưởng này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình chữa lành vết thương và tái tạo mô [H3].
- Giảm viêm và phù nề, ít đau đớn và phục hồi nhanh: Carboxytherapy có khả năng hạn chế viêm và phù nề, ít gây đau đớn và thời gian hồi phục ngắn hơn so với phương pháp cắt đáy sẹo bằng kim do bản thân đầu kim nhỏ và không tác động quá sâu để cắt đứt mô sẹo theo cách vật lý [H4].
- Giảm nguy cơ tái lõm/ hồi sẹo: Do không sử dụng các hoá chất phức tạp, tiềm ẩn rủi ro hay các phương pháp cơ học quá mạnh bạo, carboxytherapy có khả năng hạn chế viêm và phù nề, hai yếu tố có thể làm chậm quá trình lành thương và ảnh hưởng đến kết quả điều trị sẹo. Bằng cách hạn chế kích ứng, giảm viêm và phù nề ở mức tối đa, carboxytherapy giúp quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn, suôn sẻ và hiệu quả hơn rất nhiều, duy trì độ đầy của sẹo sau điều trị [H5].
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh những nhược điểm của liệu pháp này để các Đồng Điệu cân nhắc: Mặc dù rất ít đau nhưng vẫn có cảm giác châm chích nhẹ khi bung tách các sợi xơ, hiệu quả trung bình – cao (cao hơn so với cắt đáy sẹo bằng kim), nhưng với những nền sẹo phức tạp, xơ cứng nên phối hợp thêm các phương pháp tái tạo bề mặt như laser fractional, vi kim RF… để tăng thêm hiệu quả (các phương pháp đi kèm vẫn có thể gây cảm giác đau, hạn chế đau nhờ những công nghệ mới như carboxytherapy được chừng nào hay chừng đó).
Cái này cũng dễ hiểu thôi, vì không thể có phương pháp nào cân được hết mọi thứ các bạn à, vẫn cần kinh nghiệm chuyên sâu của BS chuyên môn có kinh nghiệm để cho hiệu quả cao nhất! Cuối cùng, việc lựa chọn phương pháp nào cho vùng sẹo nào vẫn cần được sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực này, tùy theo đặc điểm sẹo, độ hồi phục, khả năng tăng sinh, tính chất công việc và cả tài chính của khách hàng nữa.
4. Kết luận
Các bạn có thể liên hệ với Bác sĩ Ngọc Trai thông qua những nền tảng dưới đây:
Fanpage TS.BS Ngọc Trai – Da liễu Thẩm mỹ Pearl Clinic
Tiktok bacsingoctrai
Bài viết thuộc quyền sở hữu của BS. Ngọc Trai và group Đồng Điệu. Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.